TIN NỔI BẬT
Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, trong 11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI, tăng 1% so với cùng kỳ 2023. Trung Quốc dẫn đầu về số dự án mới (28,3%), trong khi Singapore đứng đầu về tổng vốn đầu tư (9,14 tỷ USD). 3.035 dự án mới được cấp phép với tổng vốn 17,39 tỷ USD. Có 1.350 dự án điều chỉnh vốn, tăng thêm 9,93 tỷ USD; 3.029 giao dịch góp vốn đạt 4,06 tỷ USD.
Ngành công nghiệp chế biển, chế tạo thu hút nhiều nhất với 20,2 tỷ USD (64,4% tổng vốn). Bất động sản đứng thứ hai với 5,63 tỷ USD, tăng mạnh 89,1%. Về địa phương, Bắc Ninh dẫn đầu với 5,04 tỷ USD; tiếp theo là Quảng Ninh và TP.HCM. FDI tập trung vào các tỉnh, thành phố có lợi thế về hạ tầng, nhân lực và cải cách thủ tục hành chính. Tính đến cuối tháng 11, vốn FDI giải ngân đạt 21,68 tỷ USD, tăng 7,1%.
CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH
TTCK tăng điểm trở lại và đóng cửa tại mốc 1.263 điểm với thanh khoản giảm nhẹ so với phiên giao dịch trước đó. Dòng tiền tập trung chủ yếu ở nhóm cổ phiếu dẫn dắt các ngành ngân hàng, hàng tiêu dùng, công nghệ, xây dựng vật liệu. VN-index hôm nay khả năng sẽ tiếp tục biến động quanh khu vực 1.260-1.265 điểm.
Thị trường đi ngang biên độ hẹp với thanh khoản duy trì ở mức thấp trong xu hướng phục hồi kể từ vùng đáy quanh mốc 1.240 điểm. Tâm lý chung tỏ ra khá thận trọng trong tuần đảo hạn phải sinh tháng 12 và ETFs hoàn tất cơ cấu danh mục quý 4/2024. Dòng tiền cũng vì thế mà xoay vòng chủ yếu ở các cổ phiếu đóng vai trò dẫn dắt nhóm - ngành hoặc mang tính điều tiết chỉ số chung. Các nhà đầu tư trong giai đoạn hiện tại ưu tiên nắm giữ và canh mua gom có kiểm soát đối với các cổ phiếu cơ bản, triển vọng trong KQKD 2024 và nửa đầu năm 2025. Hoạt động giao dịch ngắn hạn cần bám sát diễn biến dòng tiền, linh hoạt trong cơ cấu và hạn chế dàn trải.
Đăng nhận xét