Đường xu hướng (trendline) là gì? Cách vẽ trendline khi phân tích kỹ thuật

Đường xu hướng (trendline) là một kỹ thuật giúp xác định được hướng di chuyển hiện tại của giá thị trường. Điều này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong một giao dịch thành công. Vẽ đúng đường xu hướng sẽ tăng tỷ lệ thắng và giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Vậy đường xu hướng là gì? Cách vẽ đường xu hướng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Đường xu hướng trong chứng khoán


Đường xu hướng là gì?

Đường xu hướng, hay còn gọi là đường trendline là một chỉ báo quan trọng giúp các nhà đầu tư nhận định xu hướng tăng hay giảm của thị trường.

Đường xu hướng sẽ có hình dạng là đường thẳng nối liền các đỉnh (hoặc đáy) liền nhau. Đường xu hướng của 1 cổ phiếu sẽ thể hiện giá của cổ phiếu đó đang có xu hướng như thế nào trên biểu đồ giá. Có 2 loại xu hướng chính: xu hướng tăng (Uptrend); xu hướng giảm (downtrend).
Đường xu hướng được hiểu như thế nào?

Bằng việc so sánh vị trí đỉnh và đáy hiện trạng với đỉnh hoặc đáy tương ứng trước đó. Nhà đầu tư có thể dễ dàng nắm bắt được xu hướng của cổ phiếu đó.

Nếu đường xu hướng có đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước thì có nghĩa là cổ phiếu đang trong xu hướng tăng.

Ngược lại, nếu đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước thì có nghĩa là cổ phiếu đó đang vào xu hướng giảm.

Cách vẽ đường xu hướng

Vẽ đường xu hướng đơn giản

Sau khi xác định đường xu hướng là gì thì chúng ta đến cách vẽ. Để có thể vẽ được một đường xu hướng đơn giản, bạn có thể tham khảo cách làm như sau:
  • Bước 1: Xác định mã cổ phiếu muốn vẽ đường trendline đang trong xu hướng tăng hay giảm. Bạn hãy so sánh vị trí các đỉnh và đáy với nhau.
  • Bước 2: Đánh dấu các đỉnh, đáy trên biểu đồ.
  • Bước 3: Nếu xu hướng tăng, thực hiện nối các điểm đỉnh lại với nhau bằng đường thẳng. Còn với trường hợp xu hướng giảm thì bạn hãy nối điểm đáy. Đường thẳng được tạo ra chính là đường xu hướng giá của cổ phiếu đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Cách vẽ đường xu hướng đơn giản


Vẽ đường xu hướng nâng cao

Đường xu hướng nâng cao trong trong trường hợp xu hướng tăng là đường thẳng đáp ứng được 3 yếu tố sau:
  • Ít nhất 2 đáy.
  • Ít nhất 1 đỉnh.
  • Có nến bao trùm (điểm phá vỡ mạnh).
Với trường hợp xu hướng giảm, đường xu hướng sẽ là đường thẳng đi qua:
  • Ít nhất 2 đỉnh.
  • Ít nhất 1 đáy.
  • Có nến bao trùm đi qua.
Trong cả 2 trường hợp trên, yếu tố đầu tiên (được tô đậm) là quan trọng nhất.

Ý nghĩa của đường xu hướng

Xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Nhà đầu tư có thể dùng đường xu hướng để xác định vùng hỗ trợ và vùng kháng cự. Vùng hỗ trợ được xem là vùng giá thấp nhất, còn kháng cự là vùng cao nhất. Việc xác định được vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định mua bán cổ phiếu đem lại lợi nhuận cao nhất.

Chúng ta có thể hiểu đơn giản, vùng hỗ trợ sẽ là các đáy và kháng cự sẽ là các đỉnh. 
Phân biệt giữa vùng kháng cự và vùng hỗ trợ

Việc sử dụng đường xu hướng sẽ giúp các nhà đầu tư nhận ra xu hướng giảm của cổ phiếu. Việc nối hai đỉnh của giá trong cùng một khoảng thời gian sẽ tạo ra vùng kháng cự. Ở đó áp lực bán sẽ gia tăng khi giá đi gần đến đường xu hướng. 

Và ngược lại, nếu thị trường chứng khoán đang có xu hướng tăng. Thì việc nối các điểm đáy trong cùng một khoảng thời gian sẽ tạo ra đường xu hướng tăng hay hỗ trợ. Khi giá giảm về đường hỗ trợ, áp lực mua sẽ gia tăng từ đó giá sẽ có xu hướng đảo chiều trở lại.

Xác định kênh giá

Kênh giá (kênh xu hướng) là một khoảng được tạo ra bởi 2 đường xu hướng song song. Hai đường của kênh giá đều thể hiện những vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng. Nhờ đó, nhà đầu tư sẽ biết được phần lớn giá của xu hướng hiện tại nằm trong kênh giá đó.

Kênh giá được xem là một công cụ để xác định điểm mua và bán sao cho tối ưu nhất. 
Phân biệt giữa kênh giá tăng và kênh giá giảm

Để xác định một kênh giá tăng, chỉ cần vẽ một đường song song với đường xu hướng tăng và di chuyển đường thẳng mới đó vào vị trí mà nó có thể chạm được nhiều đỉnh nhất. Kênh giá tăng bao trọn gần như toàn bộ giá trong xu hướng lên, cho đến khi xu hướng lên bị phá vỡ

Ngược lại, để vẽ một kênh giá giảm, vẽ một đường song song với đường xu hướng giảm và di chuyển đường thẳng mới đó vào vị trí nó có thể chạm được nhiều đáy nhất. Kênh giá giảm bao trọn gần như toàn bộ giá trong xu hướng xuống, cho đến khi xu hướng xuống bị phá vỡ.

Khi giá chạm vào đường xu hướng phía dưới kênh giá, nhà đầu tư có thể xem đó  như 1 tín hiệu mua. Và ngược lại, khi giá chạm vào cạnh trên của đường xu hướng trong kênh giá thì nhà đầu tư có thể cân nhắc đặt lệnh bán.

Những lưu ý bạn cần biết khi sử dụng đường xu hướng

Một số điều quan trọng các nhà đầu tư cần nhớ khi sử dụng đường xu hướng:
  • Đường trendline được nối từ nhiều điểm đỉnh hoặc đáy sẽ đáng tin cậy hơn.
  • Khi giá chạm vào đường xu hướng nhiều lần mà không bị phá vỡ thì đó là một đường xu hướng mạnh. Vì thế khi nó bị phá vỡ thì khả năng giá break rất cao.
  • Đôi khi thị trường sẽ rất xấu và không thể vẽ được đường xu hướng chính xác.
  • Xu hướng có thể là một vùng giá, một đường parabolic, chứ không nhất thiết phải là một đường thẳng
  • Đường xu hướng có độ dốc càng lớn thì sẽ càng dễ bị phá vỡ. Trong trường hợp độ dốc quá ít, hay quá xa so với biến động giá thì ý nghĩa của trendline đó cũng giảm bớt. Trong trường hợp này, ta nên vẽ lại nhằm tăng tính hiệu quả.
  • Khi đường xu hướng bị phá vỡ, các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ sẽ đổi vai trò cho nhau. Ngưỡng kháng cự cũ sẽ thành hỗ trợ và ngược lại.

Những lưu ý nâng cao dành cho nhà đầu tư chuyên sâu

  • Đường xu hướng thông thường chỉ tạo nên 1 “vùng cản tâm lý”. Nên nhà đầu từ cần kết hợp với vùng cản kỹ thuật để tăng tính hiệu quả và chính xác khi giao dịch. Ví dụ trong hình minh họa bên dưới: 
Ví dụ minh họa 1

Trong xu hướng tăng, Tại điểm 1 và 2 đang thể hiện hai mức cản tâm lý. Khi đó, giá của cổ phiếu đang rất cận đường xu hướng. Dẫn đến tâm lý thị trường sẽ thiên về việc mua vào với hy vọng giá sẽ đi lên. Còn tại điểm 3, đánh dấu sự hồi quy của cả mức cản tâm lý và cản kỹ thuật. Lúc này giá vừa cận đường xu hướng, đồng thời nó là vùng giá ở đỉnh cũ. Qua đó có thể xác định khi giao dịch tại điểm số 3 thì xác suất chiến thắng là cao hơn so với 1 và 2.
  • Đường xu hướng có thể làm ta nhận định sai về xu hướng: Vì đường xu hướng được xác định dựa vào các vùng cản (đỉnh và đáy). Do vậy không ít trường hợp giá phá vỡ đường xu hướng và mới chỉ đạt 50% điều kiện đảo chiều nhưng ta sẽ vội vàng nhận định xu hướng đã thay đổi. Ví dụ như hình bên dưới:
Ví dụ minh họa 2

Sau khi giá phá vỡ đường xu hướng và hồi lên tiệm cận bên dưới đường xu hướng. Sẽ rất nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng xu hướng đã đảo chiều và vào lệnh bán tại đây. Tuy nhiên đó chưa hẳn là một quyết định tối ưu. Nó chỉ thực sự xảy ra khi đường xu hướng là đường nét đứt màu đỏ. Một đáy mới về giá có thể sẽ thấp hơn vì đường xu hướng đỏ đã phá vỡ vùng cản ở đường kẻ màu đen.

Đường xu hướng là một công cụ phân tích kỹ thuật hữu ích giúp nhà đầu tư xác định xu hướng giá, dự đoán xu hướng giá trong tương lai và xác định điểm mua/bán tiềm năng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đường xu hướng không phải lúc nào cũng chính xác và cần kết hợp với các công cụ phân tích kỹ thuật khác để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.

Nguồn: dnse
Tags: Phân Tích Kỹ Thuật

Đăng nhận xét

Bài viết liên quan