Điểm Pivot (Pivot point) là một trong các công cụ phổ biến được các nhà đầu tư dùng để phân tích chứng khoán. Vậy Pivot là gì và cách sử dụng thế nào hiệu quả nhất?
Điểm Pivot là một dạng biểu đồ được sử dụng để xác định chuyển động định hướng, các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ tiềm năng. Dựa vào đó, nhà đầu tư chứng khoán có thể xác định vùng biến động giá và tăng hiệu quả khi giao dịch.
1. Pivot là gì?
Pivot point - Điểm Pivot có nghĩa là “điểm xoay” - tại vùng này giá có thể đảo chiều. Điểm Pivot là trung bình của mức giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó.
Chỉ báo kỹ thuật Pivot sẽ giúp trader xác định được ngưỡng kháng cự, hỗ trợ cũng như thời điểm giá vẫn tiếp tục theo xu hướng cũ. Đây là những yếu tố quan trọng khi giao dịch trên sàn chứng khoán.
Có thể sử dụng các điểm Pivot như những ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, dựa vào đó, trader có thể xác định được điểm đảo chiều và dự đoán xu hướng giá.
|
Điểm Pivot là chỉ báo quan trọng khi phân tích chứng khoán |
Hỗ trợ: Vùng có giá thuận lợi để cầu tăng mạnh.
Kháng cự: Khu vực có mức giá khiến nhu cầu cung tăng mạnh và không cho giá tăng thêm.
2. Cấu tạo của Pivot
Pivot point cấu tạo bởi ba thành phần chính, bao gồm:
- Đường chính PP: Đường trục chính và là điểm xoay.
- Các mức hỗ trợ: S1, S2 và S3 nằm dưới đường PP (còn gọi là điểm xoay hỗ trợ)
- Các mức kháng cự: R1, R2 và R3 nằm trên đường PP (điểm xoay kháng cự)
Nếu giá nằm phía trên điểm Pivot, tiến gần đến các mức hỗ trợ S1, S2, S3: Trạng thái giá đang tích cực.
Khi điểm Pivot thấp, bên dưới trục chính thì mức giá trở nên tiêu cực và tiến gần đến các vùng kháng cự R1, R2, R3.
3. Ý nghĩa của Pivot trong thị trường chứng khoán
Điểm xoay Pivot được các nhà đầu tư xem là giá trị trung bình, vì thế họ dựa vào chỉ báo này để cân nhắc việc mua bán. Pivot giúp xác định ngưỡng kháng cự và hỗ trợ, vì vậy, thực hiện giao dịch Pivot cũng tương tự như giao dịch với ngưỡng kháng cự và hỗ trợ.
|
Chỉ báo Pivot giúp nhà đầu tư xem xét nên bán hay mua |
Pivot có thể được áp dụng trong các giao dịch chứng khoán theo hai trường hợp:
Trường hợp 1: Điểm pivot và các mức hỗ trợ, kháng cự: Lúc này, các nhà đầu tư cần phải xem xét các mức hỗ trợ, kháng cự để đưa ra quyết định điều chỉnh.
Trường hợp 2: Pivot point và xu hướng thị trường: Trong trường hợp này, cần coi điểm mua Pivot là điểm để xác định xu hướng tiếp theo của thị trường.
4. Ưu và nhược điểm của Pivot point
Pivot point là chỉ báo hữu ích để dự đoán xu hướng giá. Để áp dụng chính xác nhất, bạn cần hiểu rõ những ưu điểm và hạn chế khi dùng chỉ báo này.
Ưu điểm:
Bản chất của điểm Pivot là xác định khu vực hỗ trợ và kháng cự, nhờ đó tìm ra điểm giá có khả năng đảo chiều.
Điểm Pivot có thể được sử dụng như một công cụ phân tích kỹ thuật trên mọi khung thời gian đồ thị.
Điểm Pivot giúp xác định các ngưỡng giá để tìm ra thời điểm vào lệnh và thoát lệnh tiềm năng. Khi giá nằm trên đường Pivot point tức là Seller đang chiếm ưu thế, đây là lúc nhà đầu tư nên bán ra hoặc đóng lệnh mua. Trường hợp giá di chuyển dưới đường Pivot point thì Buyer đang chiếm ưu thế, nhà đầu tư nên cân nhắc mua vào hoặc đóng lệnh bán.
Có thể kết hợp chỉ báo Pivot với các chỉ báo khác như RSI, MACD hay khối lượng giao dịch để tối ưu khả năng thành công của giao dịch.
|
Điểm Pivot giúp xác định ngưỡng giá để giao dịch phù hợp |
Nhược điểm:
Nếu giá cao nhất và giá thấp nhất gần bằng nhau, lúc này các tín hiệu phát ra có thể là tín hiệu giả.
Tuy nhiên, nếu giá cao nhất và giá thấp nhất cách nhau quá rộng, điểm Pivot thường không thể dự báo tín hiệu giá ở các khung thời gian sau.
Đường hỗ trợ và kháng cự biến đổi mạnh sẽ khó xác định điểm cắt lỗ, lúc này, nếu sử dụng Pivot point để cắt lỗ sẽ không đảm bảo mức tỷ lệ chuẩn giữa rủi ro và lợi nhuận.
5. Công thức và cách xác định Pivot chính xác
Cách tính điểm Pivot point, bạn có thể áp dụng công thức sau:
|
Công thức tính điểm Pivot |
6. Cách thức giao dịch chứng khoán với Pivot
Sau khi dùng công thức tính được điểm Pivot, chúng ta đã xác định được các mức kháng cự và hỗ trợ. Như vậy, bản chất giao dịch theo Pivot point chính là giao dịch theo hỗ trợ, kháng cự. Lúc này, nhà đầu tư chỉ cần áp dụng phương pháp giao dịch phù hợp với từng tình huống.
6.1 Giao dịch trong xu hướng sideway
Khi giá nằm giữa mức hỗ trợ và kháng cự, thị trường chưa có xu hướng rõ rệt, bạn vào lệnh Buy tại hỗ trợ và lệnh Sell tại kháng cự, đặt Stoploss phía dưới đường hỗ trợ và trên mức kháng cự.
6.2 Giao dịch khi thị trường Breakout
Trường hợp này, bạn có thể đặt lệnh Buy stop/Sell stop cách kháng cự/hỗ trợ một đoạn, chốt lời tại hỗ trợ/kháng cự gần nhất hoặc đợi giá phục hồi sau Break out rồi tiến hành vào lệnh, chốt lời tại kháng cự/hỗ trợ gần nhất.
6.3 Giao dịch khi thị trường đảo chiều
Đây là tình huống cần phải theo dõi và đợi tín hiệu thích hợp rồi mới bắt đầu giao dịch. Theo ví dụ dưới đây, giá đang có xu hướng tăng và đã di chuyển lên phía trên đường PP, chạm ngưỡng R3 gặp cặp nến đảo chiều mạnh báo hiệu xu hướng giảm. Lúc này đặt lệnh Sell limit tại đường R3, dừng lỗ cao hơn đỉnh cây nến cao nhất và chốt lời tại hỗ trợ gần nhất là đường S1.
7. Những lưu ý khi áp dụng Pivot trong chứng khoán
Để hạn chế những rủi ro khi giao dịch theo Pivot, nhà đầu tư cần lưu ý:
Chỉ báo Pivot luôn được các nhà đầu tư đánh giá cao bởi có thể dự đoán khá chính xác xu hướng thị trường. Trái ngược với Trendline, các mức điểm thường giống nhau ở các khung giờ trong cùng một ngày và chỉ có một công thức chung, còn Pivot sẽ thay đổi theo từng ngày. 7 đường cấu tạo của điểm xoay cũng có bản chất và chức năng như các vùng kháng cự và hỗ trợ.
Nếu hoạt động độc lập, Pivot không thể đạt hiệu quả như mong muốn. Nên kết hợp Pivot cùng với các chỉ báo khác như MACD, RSI,... để đạt hiệu quả tối đa. Hãy theo dõi chuyên trang Chứng Khoán & Cổ Phiếu hàng ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!
Đăng nhận xét