Các loại thuế và phí khi giao dịch chứng khoán bạn cần biết khi đầu tư
Trong quá trình giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu,… bạn sẽ phải trả một trong số khoản phí và thuế giao dịch chứng khoán, chẳng hạn như thuế thu nhập, phí lưu ký,… Để có thể nắm rõ hơn về các loại thuế cũng như phí này, tham khảo ngay bài viết sau đây để biết thêm chi tiết.
Các khoản phí và thuế giao dịch chứng khoán hiện nay
Sau đây sẽ là 4 loại phí giao dịch cơ bản và một số loại phí giao đặc biệt khácPhí giao dịch khi mua – bán cổ phiếu
Phí giao dịch được hiểu là loại phí chiếm tỷ trọng lớn nhất và xuất hiện khi có bất cứ giao dịch nào. Công ty chứng khoán sẽ thu cả hai chiều mua và chiều bán dựa trên % giá trị giao dịch trong ngày hôm đó của nhà đầu tư.Thông thường, mỗi công ty sẽ có một mức phí giao dịch khác nhau nhưng không được phép vượt quá 0.5% giá trị mỗi lần giao dịch. Mức áp dụng phí giao dịch mà các công ty đang thực hiện sẽ giao động từ 0,15% đến 0,35%.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nên lưu ý rằng loại phí này sẽ không phụ thuộc vào các chính sách khuyến mãi hay ưu đãi dành cho khách hàng VIP hoặc khách hàng mới. Phí giao dịch sẽ thường xuyên được cập nhật trên website của công ty cũng như thông qua môi giới tư vấn.
Ví dụ về phí giao dịch khi mua - bán cổ phiếu:
Giả sử bạn muốn mua 500 cổ phiếu của một công ty ACB với giá 24.250 đồng mỗi cổ phiếu. Nếu sàn giao dịch của bạn tính phí giao dịch 0,5% cho mỗi lần mua bán cổ phiếu, thì phí giao dịch của bạn sẽ là:
Thuế thu nhập khi bán cổ phiếu
Thuế thu nhập khi bán cổ phiếu hoặc thực hiện chuyển nhượng cổ phiếu là khoản thuế chỉ thu của người bán cổ phiếu. Khoản thuế này là 0,1% giá trị bán cổ phiếu. Ví dụ: Khi một nhà đầu tư bán 1000 cổ phiếu ACB với giá 100.000 đồng trên 1 cổ phiếu thì khi đó tổng giá trị giao dịch là 100 triệu đồng. Từ đó ta có thể tính được phần thuế thu nhập phải trả là: 100.000.000×0.1% = 100.000 đồng.Phí lưu ký chứng khoán
Phí lưu ký chứng khoán là loại phí mà bạn cần phải trả cho trung tâm lưu lý chứng khoán để thực hiện việc đảm bảo lưu giữ ký gửi cũng như chứng nhận việc sở hữu lượng cổ phiếu trong doanh nghiệp phát hành. Hiện nay quy định về phí lưu ký chứng khoán sẽ tương đương với 0,27đ/cp/tháng.Chẳng hạn như một nhà đầu tư sở hữu 1000 cổ phiếu ABC từ ngày 01/03/2023 đến hết ngày 31/03/2023 thì bạn sẽ tính được mức phí lưu ký trong trường hợp này là 0,27 x 1000 = 270 đồng/ tháng.
Thuế thu nhập khi được nhận cổ tức tiền mặt
Cổ tức tiền mặt là cổ tức sau một thời gian 1 năm hoạt động kinh doanh có lãi, doanh nghiệp sẽ tiến hành chia một phần hoặc toàn bộ số lãi đó cho các cổ đông đang sở hữu cố phiếu của doanh nghiệp đó.Cổ tức được trả bằng tiền mặt sẽ được coi như một nguồn thu nhập của nhà đầu tư nên bạn sẽ phải trả thuế cho nguồn thu đó. Theo quy định hiện nay bạn sẽ cần phải trả 5% thuế trên giá trị cổ tức bằng tiền mặt.
Ví dụ:
Cố phiếu ABC trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện là 50% tương đương với 5.000 đồng/ cổ phiếu. Trong trường hợp bạn đang sở hữu 1000 cổ phiếu ABC thì tổng số tiền từ cổ tức mà bạn có thể bạn được là: 1.000 x 5.000 = 5 triệu đồng. Khi đó mức thuế mà bạn phải nộp sẽ là 5.000.000 x 5% = 250.000 đồng.
Một số loại phí giao dịch chứng khoán khác
Bên cạnh các khoản phí và thuế giao dịch chứng khoán thì nhà đầu tư vẫn cần quan tâm đến một số loại thuế khác sau đây:- Phí chuyển tiền sở hữu: Nếu bạn đang sở hữu cổ phiếu và trái phiếu nhưng lại muốn chuyển chúng cho một người khác thì bạn phải trả tiền để có thể tiến hành việc chuyển giao đó.
- Phí tư vấn: Phí này được trả cho dịch vụ tư vấn của các công ty chứng khoán. Các doanh nghiệp sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư tất cả thông tin về quá trình mua bán chứng khoán cũng như tư vấn nên tham gia mua loại nào và vào thời điểm nào,…
- Phí nạp tiền: Khi tham gia giao dịch trên các sàn, việc đầu tiên của bạn là nạp tiền vào tài khoản thì mới có thể thực hiện giao dịch. Phí này sẽ được tính dựa trên số tiền nạp vào của bạn.
- Phí rút tiền: Cũng tương tự như phí nạp tiền, nếu bạn không có nhu cầu tiếp tục giao dịch và muốn rút khoản tiền đã nạp về tài khoản thì bạn cần trả phí cho lần rút tiền đó.
- Phí chuyển khoản: Khoản phí này sẽ được tính khi nhà đầu tư có thể chuyển khoản chứng khoán cũng như chuyển số cổ phiếu hay trái phiếu về một tài khoản khác.
- Phí cấp lại chứng nhận sở hữu chứng khoán: Sau khi tiến hành mua một số lượng chứng khoán nhất định thì bên phía công ty chứng khoán sẽ cấp cho bạn giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán. Trong trường hợp bạn làm mất giấy này và muốn được cấp lại thì bạn phải mất một khoản phí.
- Phí phong tỏa chứng khoán: Nếu bạn không có nhu cầu tiếp tục thực hiện giao dịch hoặc gặp một số vấn đề về tài khoản của mình nên bạn muốn khóa tài khoản của mình lại, quá trình này cũng sẽ tính phí cho bạn.
- Tương tự như vậy, khi mở một tài khoản chứng khoán thì bạn cũng sẽ mất một khoản phí gọi là phí mở tài khoản chứng khoán.
- Phí xác nhận số dư tài khoản: Bạn sẽ bị tính phí này nếu bạn muốn xác nhận số dư tài khoản có bao nhiêu hoặc có bao nhiêu cổ phiếu và trái phiếu.
Trên đây là một số loại thuế và phí khi giao dịch chứng khoán mà bạn cần phải tìm hiểu để quá trình đầu tư được an toàn và minh bạch hơn. Nếu bạn là một nhà đầu tư mới, chưa có nhiều kinh nghiệm tại thị trường chứng khoán và sợ gặp phải những rủi ro thua lỗ. Việc nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn hàng đầu trong ngành thông qua đầu tư vào quỹ mở là một giải pháp tối ưu. Tại đây, các chiến lược và danh mục đầu tư đều được nghiên cứu và phân tích rõ ràng, cụ thể, giúp việc sinh lời được tiềm năng và ổn định hơn.
✅ Mở tài khoản chứng khoán VPS với kho số đẹp: https://openaccount.vps.com.vn
✅ Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán trên ứng dụng VPS SmartOne
✅ Group Zalo tư vấn: https://zalo.me/g/bojfzh584
✅ Fanpage: https://fb.com/chungkhoanvn.xyz
✅ Hotline/ Zalo: 0933-068-179
Đăng nhận xét