Đây là một phương pháp giúp bạn quản trị vốn để thành công trong đầu tư chứng khoán
Trong bất kì lĩnh vực đầu tư nào, việc quản trị tài chính luôn luôn là kỹ năng ưu tiên hàng đầu giúp nhà đầu tư quản lý dòng tiền. Quản trị vốn trong đầu tư chứng khoán là một kỹ năng vô cùng quan trọng mà nhà đầu tư cần phải biết để có thể tồn tại trong thị trường này. Chứng Khoán & Cổ Phiếu sẽ giúp bạn nắm được những phương pháp giúp bạn nắm giữ và sinh lời từ nguồn vốn đầu tư tốt nhất.
Quản trị vốn trong đầu tư chứng khoán là gì?
Về cơ bản, quản trị vốn trong hầu hết các lĩnh vực đầu tư tài chính đó là tương tự nhau. Vốn ở đây là nguồn tiền bạn đang có ý định đầu tư vào chứng khoán. Quản trị vốn chính là sự kiểm soát các khoản chi tiêu vốn để đưa ra những quyết định giao dịch tối ưu nhất cho kế hoạch đầu tư lâu dài.
Các nhà đầu tư thường quản trị nguồn vốn của mình bằng cách chia nhỏ tài khoản giao dịch, đa dạng hóa các danh mục đầu tư để có thể kiểm soát rủi ro. Đồng thời từ đó tối ưu hóa lợi nhuận kiếm được trong mỗi giao dịch.
Vai trò của quản trị vốn trong đầu tư chứng khoán
Chứng khoán không phải là trò chơi may rủi nhưng nhiều người khi “rót tiền” vào thị trường này lại thường bỏ qua việc thiết lập cho mình những quy tắc quản lý tài chính. Những quyết định thiếu chuyên nghiệp, cảm tính sẽ khiến bạn phải thua lỗ nặng nề. Sau đây là những lý do mà nhà đầu tư nên nhanh chóng trang bị cho mình kỹ năng quản trị vốn ngay từ khi mới bắt đầu.
Giúp nhà đầu tư tồn tại trên thị trường
Thị trường chứng khoán thường không có nhiều biến động liên tục. Những nhà đầu tư trong lĩnh vực này muốn thu được lợi nhuận cần phải nắm giữ tài sản của mình trong khoảng thời gian khá dài. Vì vậy, trước khi bạn có thể “thu tiền về túi” bền vững, nhà đầu tư cần phải học được cách quản lý nguồn vốn hiệu quả để tồn tại.
Việc quản trị vốn đầu tư khi tham gia chơi chứng khoán ở mức rủi ro thấp là kỹ năng rất quan trọng. Điều này giúp cho nhà đầu tư dễ dàng hơn khi giao dịch liên tục thua lỗ trước khi tìm được được hệ thống giao dịch phù hợp và hiệu quả hơn.
Quản trị vốn giúp nhà đầu tư tồn tại trên thị trường chứng khoán |
Nếu bạn không quản trị vốn đầu tư tốt sẽ có thể có khả năng bị hết sạch nguồn vốn trước khi tìm được hệ thống giao dịch phù hợp và thu được lợi nhuận. Như vậy bạn sẽ không còn tiền để tiếp tục đầu tư và phát triển trong thị trường này nữa. Như câu nói của Larry Hite – nhà quản lý quỹ phòng hộ từng nói “Nếu không cược, bạn không thể thắng. Nhưng nếu thua hết vốn, bạn không thể tiếp tục cược!”
Giúp nhà đầu tư phục hồi tài khoản sau khi bị thu lỗ dễ dàng hơn
Giả sử nhà đầu tư cá nhân có số vốn ban đầu là 1 tỷ để đầu tư cho thị trường chứng khoán. Trong mỗi lệnh giao dịch đều có mức “cắt lỗ” và luôn tuân thủ quy tắc thì trong vòng một năm với 10 lệnh mua bán chưa kể phí giao dịch và đòn bẩy kinh tế nhà đầu tư có mức thua lỗ như sau:
Ví dụ về quản trị vốn trong đầu tư chứng khoán |
Có thể thấy, với số vốn 1 tỷ đồng đầu tư chứng khoán trong năm đầu tiên, sau 10 lần vào lệnh sai dẫn tới thua lỗ có mức cắt lỗ 5% trên mỗi giao dịch thì số vốn còn lại chỉ là 630 triệu đồng (lỗ >37%). Nếu nhà đầu tư cắt lỗ khoảng 10% trên mỗi lệnh thì số vốn còn lại chỉ khoảng 387 triệu đồng (lỗ >61%). Trên thực tế, thị trường cổ phiếu có nhiều đợt giảm sàn liên tục khiến nhà đầu tư thua lỗ toàn bộ số vốn hoặc không thể bán ra.
Trong trường hợp bị thua lỗ nhà đầu tư cần thắng bao nhiêu để tài khoản khôi phục lại số dư ban đầu?
- Nếu tài khoản cắt lỗ 10%, cần tăng trưởng ở mức 111% số dư còn lại để có thể hòa vốn.
- Nếu tài khoản cắt lỗ 30%, cần tăng trưởng ở mức 143% số dư còn lại để có thể hòa vốn.
- Nếu tài khoản cắt lỗ 50%, cần tăng trưởng ở mức 200% (nhân đôi) số dư còn lại để có thể hòa vốn.
- Nếu tài khoản cắt lỗ 70%, cần tăng trưởng ở mức 333% số dư còn lại để có thể hòa vốn.
- Nếu tài khoản cắt lỗ 90%, cần tăng trưởng ở mức 1000% (nhân 10 lần) số dư còn lại để có thể hòa vốn.
Trong đầu tư chứng khoán, thua lỗ thì dễ dàng còn để lấy lại vốn ban đầu sau thua lỗ thì vô cùng khó khăn. Nếu bạn gặp rủi ro lớn trong mỗi lần giao dịch khi chuỗi lệnh thua lỗ dài, bạn có nguy cơ cao bị cháy tài khoản trước khi hệ thống tạo ra lợi nhuận.
2% được coi là tỷ lệ rủi ro tốt nhất dành cho những nhà đầu tư chứng khoán. Nếu quản lý vốn ở mức rủi ro 2% cho mỗi giao dịch, với 10 giao dịch liên tiếp bạn vẫn có 80% vốn để bắt đầu lại. Sau khi đã điều chỉnh lại hệ thống giao dịch bạn có khả năng thu hồi vốn và sinh lợi nhuận cao hơn.
Quản lý vốn giúp nhà đầu tư phục hồi tài khoản sau khi bị thu lỗ dễ dàng hơn |
Giúp nhà đầu tư có tâm lý giao dịch tốt hơn
Những nhà đầu tư thường dành rất nhiều thời gian ngồi trước màn hình để theo dõi những biến động của thị trường chứng khoán. Có một số nhà đầu tư rất dễ hoang mang, lo sợ và thoát khỏi thị trường khi có nhiều thông tin gây nhiễu. Nếu có kế hoạch quản trị nguồn vốn tốt ngay từ ban đầu, bạn sẽ không cần phải lo lắng trong quá trình đầu tư bởi tất cả đã nằm trong tầm kiểm soát.
Quản trị vốn để có tâm lý giao dịch tốt hơn |
Nhà đầu tư cũng không cần quá lo lắng đến những giao dịch thua lỗ. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục, điều bạn cần quan tâm không phải là nguồn tiền mà là hệ thống giao dịch của mình. Nếu có một hệ thống giao dịch phù hợp, hiệu quả và kỷ luật trong quản lý vốn đầu tư, chắc chắn sẽ sinh ra lợi nhuận ổn định theo thời gian.
6 nguyên tắc quản trị vốn hiệu quả trong đầu tư chứng khoán
Tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro, quản trị vốn trong khi thực hiện giao dịch là không thể phủ nhận.Thực hiện các giao dịch theo cảm tính, thiếu chuyên nghiệp không chỉ làm giảm hiệu quả đầu tư mà còn khiến bạn bị thua lỗ nặng. Dưới đây là những nguyên tắc quản trị vốn trong đầu tư chứng khoán giúp bạn nâng cao hiệu quả đầu tư:
Giữ stoploss chặt chẽ và rủi ro không vượt quá 2% tổng vốn
Đây là quy tắc được nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp áp dụng trong quản trị . Đối với những nhà đầu tư lướt sóng chứng khoán nên giữ tỷ lệ rủi ro không vượt quá mức 2%/ tổng số tài sản. Nếu bạn thua lỗ ở mức này thì khả năng lấy lại vốn và sinh lời trong ngắn hạn sẽ rất cao. Tuy nhiên những nhà đầu tư mới thường ít quan tâm tới điều này mà họ thường hạn chế rủi ro theo cách bỏ trứng vào nhiều giỏ.
Những người này có xu hướng đa dạng hóa danh mục đầu tư. Thay vì tập trung vào một cổ phiếu tốt, một số cặp tiền chính thì họ đầu tư rất nhiều loại cổ phiếu hay các cặp tiền khác nhau. Điều này giúp nhà đầu tư mới phân tán được rủi ro tuy nhiên tỷ suất sinh lời lại không hề tốt
Lưu ý: Trader giao dịch càng nhiều thì nên đặt tỷ lệ rủi ro càng thấp càng tốt. Nếu hàng ngày bạn vào hàng chục lệnh giao dịch, bạn không thể đặt rủi ro cho mỗi giao dịch tới 2% mà vẫn có thể giữ cho mức drawdown thấp được.
Giới hạn rủi ro cho toàn bộ danh mục giao dịch dưới 20%
20% là con số tối đa nhà đầu tư có thể chấp nhận rủi ro trong danh mục đầu tư cổ phiếu trong thời gian từ trung hạn đến dài hạn. Có thể hiểu rằng, nếu toàn bộ lệnh giao dịch của bạn đều chạm stoploss cùng 1 lúc hoặc các giao dịch đều phải cắt lỗ cùng một lúc, thì nhà đầu tư vẫn còn 80%-95% tài khoản để tiếp tục đầu tư và làm giàu.
Có kế hoạch cắt lỗ, chốt lời trước khi vào lệnh giao dịch
Các nhà đầu tư luôn luôn phải đặt một stoploss đáp ứng quy tắc về Reward/Risk trước khi vào lệnh. Điều này giúp bạn loại bỏ được hiệu ứng FOMO trong quá trình vào lệnh giao dịch cũng như chắc rằng tài sản luôn được bảo vệ trong vòng tròn an toàn.
Mọi chiến lược vào lệnh phải đạt được tỷ lệ Reward/ Risk |
Tỷ lệ Reward/Risk (Lợi nhuận/Rủi ro) tối thiểu nên là 2/1. Đó là, nếu bạn chấp nhận hy sinh 1 khoản vốn N, thì bạn phải đạt được lợi nhuận ít nhất là 2N.
Định lượng được rủi ro ở các loại cổ phiếu khác nhau
Rủi ro ở các loại cổ phiếu, các cặp tiền khác nhau là hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy các nhà đầu tư cần ddingj lượng được rủi ro có thể xảy ra, không nên đặt kỳ vọng quá nhiều hay chắc chắn vào bất kỳ một loại cổ phiếu hay cặp tiền nào.
Bạn đừng kỳ vọng giao dịch cặp Vàng/USD có rủi ro thấp, lợi nhuận cao hay như giao dịch cổ phiếu penny,giao dịch chứng khoán phái sinh có thể giúp bạn làm giàu một cách nhanh chóng mà ít rủi ro. Nếu như thích an toàn, nhà đầu tư nên giao dịch các cặp tiền chính và các cổ phiếu Bluechip sẽ phù hợp với mong muốn của bạn hơn.
Hiểu được sự tương quan của liên thị trường và nguyên tắc phân tán rủi ro
Nếu cùng lúc bạn đang nắm giữ 3 mã chứng khoán VCB, VPB, MBB tưởng rằng rủi ro đã được phân tán nhưng trên thực tế rủi ro lại được nhân lên gấp 3 lần bình thường. Đây không phải là sự phân tán rủi ro, bởi vì cả ba loại cổ phiếu này đều thuộc nhóm ngành ngân hàng.
Còn nếu bạn đang đặt lệnh mua cặp GBP/USD nhưng lại mở lệnh bán cặp GBP/JPY. Điều này không khác gì bạn đang tự mình khóa lệnh GBP/USD lại.
Nếu đang trong một chuỗi thua lỗ, đừng cố ngỡ, sẵn sàng cắt hết lệnh
Thừa nhận sai lầm và xem xét lại phương pháp giao dịch sẽ giúp bạn hạn chế được những thua lỗ đáng tiếc nếu cứ cố chạy theo để ngỡ. Thị trường đầu tư chứng khoán vẫn còn đó và có rất nhiều có hội đang chờ đợi bạn.
Những lưu ý quan trọng khi quản lý nguồn vốn đầu tư chứng khoán
Bên cạnh việc ứng dụng các phương pháp quản lý nguồn vốn khi đầu tư, người chơi chứng khoán cũng cần nắm được các kỹ năng quan trọng khác, Có thể kể đến như việc xây dựng bảng cân đối tài chính, cách phân bổ nguồn vốn hợp lý và xác định mục tiêu để “bơm tiền” hiệu quả.
Xây dựng bảng cân đối tài chính cá nhân trước khi quyết định đầu tư
Bên cạnh việc tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu thị trường để đưa ra những quyết định đúng đắn khi nhập lệnh giao dịch. Điều quan trọng là nhà đầu tư phải xây dựng được bảng cân đối tài chính.
Đây là một phương pháp giúp bạn quản trị vốn để thành công trong đầu tư chứng khoán. Nói một cách đơn giản là, bạn cần xác định xem hiện bạn đang có bao nhiêu tiền, đang nợ bao nhiêu, có thể chi bao nhiêu vào cho đầu tư chứng khoán.
Bảng cân đối tài chính cá nhân
Bảng cân đối tài chính cá nhân có thể hiểu là danh sách những tài sản bạn hiện có, các khoản nợ bạn cần thanh toán, từ đó để xác định giá trị tài khoản ròng. Giá trị ròng của tài sản được tính theo công thức lấy tổng giá trị hiện có trừ đi những khoản nợ cần phải trả. Việc xác định chính xác tài khoản ròng hiện có của nhà đầu tư là vô cùng quan trọng đối với sự thành công trong tương lai.
Bạn nên cập nhật và theo dõi bảng cân đối tài chính cá nhân của bản thân ít nhất một năm 1 lần. Từ đó để nắm được tiến trình tài chính của bản thân, giá trị ròng của tài sản có tăng lên hay không và đang ở trong tình trạng nào.
Bảng cân đối tài chính cá nhân cần được theo dõi và cập nhật thường xuyên |
Để tiến hành lập bảng cân đối tài chính cá nhân bạn cần chuẩn bị báo cáo thu nhập và các loại giấy tờ liên quan. Việc lập bảng cân đối tài chính cá nhân cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần làm thủ công với một tờ giấy và cây bút. Bên cạnh đó, để tính toán nhanh và chính xác hơn, nhà đầu tư có thể sử dụng phần mềm tính toán trên máy tính.
- Danh sách những tài sản bạn có như sổ tiết kiệm, vàng, ngoại tế, bất động sản….
- Báo cáo thu nhập: Báo cáo này nêu cụ thể tổng thu nhập bạn nhận về và tổng chi phí. Nếu tổng thu nhập cao hơn chi phí, thu nhập ròng của bạn ở mức dương điều này rất tốt.
Ngược lại, nếu thu nhập thấp hơn chi phí, thu nhập ròng đang ở mức âm bạn cần có sự điều chỉnh là tăng thu nhập lên hoặc cắt giảm bớt những chi phí không cần thiết. Bạn cần chắc chắn rằng bản thân có một thu nhập dòng ở mức dương ổn định, có thể sử dụng số tiền này để đầu tư chứng khoán.
Các bước lập bảng cân đối tài chính cá nhân
Để lập bảng cân đối tài chính cá nhân bạn thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Xác định quỹ tiền mặt dùng trong trường hợp khẩn cấp.
- Bước 2: Liệt kê tài sản theo thứ tự thanh khoản giảm dần.
- Bước 3: Liệt kê các khoản nợ cần phải trả.
- Bước 4: Tính giá trị ròng của bạn
- Giá trị ròng thể hiện tài sản của bạn. Giá trị ròng = Tổng giá trị tài sản – Tổng nợ
- Bước 5: Phân tích bảng cân đối tài chính sau khi lập.
Một số vấn đề bạn cần quan tâm khi phân tích bảng cân đối tài chính như sau:
- Số tiền trong quỹ tiền mặt khẩn cấp có đặt trong tài khoản an toàn và có lãi suất cao hay thấp.
- Có thể thay thế các tài sản có khấu hao bằng các tài sản có giá trị cao không?.
- Có thể thay thế những khoản đầu tư năng suất thấp bằng những khoản đầu tư năng suất cao hơn không.
- Có thể trả nợ lãi suất bằng tiền lãi thu về từ tài sản không.
- Có nên sử dụng số tiền trả nợ để đầu tư chứng khoán không, số tiền lãi từ đầu tư có lớn hơn số tiền nợ bạn phải trả.
- Trong trường hợp khẩn cấp bạn có thể bán tài sản cá nhân để lấy tiền mặt không.
Sau khi tiến 5 bước như hướng dẫn, bạn đã thiết lập được cho mình một bảng cân đối tài chính cá nhân. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư thường chỉ tập trung nghiên cứu thị trường, tích lũy kinh nghiệm giao dịch mà quên mất tầm quan trọng của bảng cân đối tài chính, quản trị nguồn vốn hiệu quả.
Nhiều người vội mang tiền đi đầu tư chứng khoán mà không tính toán đến những khoản nợ, những chi phí cần trả và số tiền cần dùng cho những trường hợp khẩn cấp. Điều này đã vô tình đặt các nhà đầu tư và thế “không đường lui” khi gặp phải rủi ro, thua lỗ. Chính vì vậy, trước khi quyết định tham gia đầu tư chứng khoán hay bất kỳ lĩnh vực tài chính nào hãy xây dựng cho mình một bảng cân đối tài chính chi tiết và thật hoàn thiện.
Sau khi đã xây dựng và nghiên cứu kỹ bảng cân đối tài chính cá nhân, nhà đầu tư sẽ biết được bản thân có đủ khả năng để tham gia vào thị trường chứng khoán không. Cũng như bạn sẽ biết được số tiền có thể bỏ ra để đầu tư chứng khoán là bao nhiêu.
Phân bổ nguồn vốn trong quá trình đầu tư chứng khoán
Khi muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán, thứ đầu tiên bạn cần phải có đó là tiền. Ngay cả khi bạn đã có tiền, thậm chí nhiều tiền để có thể tham gia đầu tư, thì cách mà bạn phân chia nguồn tiền này vào các danh mục đầu tư sao cho hợp lý và hiệu quả lại là bài toán khó hơn cả.
Vai trò của phân bổ nguồn vốn cá nhân vào đầu tư chứng khoán
Phân bổ nguồn vốn khi đầu tư chứng khoán nhà đầu tư cần lập kế hoạch phân chia nguồn tiền cá nhân gồm tiền mặt, tài sản,… cho đầu tư. Việc phân bổ nguồn vốn các nhân cho phép các nhà đầu tư quyết định các khoản đầu tư đang nắm giữ hoặc tài sản. Bạn có thể chủ động quyết định cái nào nên bán và thanh lý, thường thì sẽ là những tài sản mang lại lãi suất thu về thấp.
Nhà đầu tư nên nắm được tình hình tài chính của mình, dòng tiền hiện có. Hãy thường xuyên xem xét dòng tiền đến (thu nhập) và dòng tiền đi (chi tiêu). Dòng tiền sẽ ở trạng thái dương hoặc âm tùy thuộc vào khả năng quản lý tiền mặt của các nhà đầu tư.
Nếu duy trì được dòng tiền dương giúp cho giá trị tài sản của bạn tăng lên và ngược lại, nếu có dòng tiền âm duy trì trong thời gian dài bạn có khả năng rơi vào tình trạng cạn kiệt tài sản.
Nắm rõ tình hình tài chính giúp nhà đầu tư có kế hoạch quản trị vốn hiệu quả |
Việc phân bổ nguồn vốn cá nhân giúp nhà đầu tư nắm rõ tình hình tài chính của bản thân, các tài sản và những khoản đầu tư đang nắm giữ. Từ đó, bạn có thể lên kế hoạch phân chia và quản trị vốn đầu tư cho chứng khoán hợp lý và hiệu quả. Đây là một phương pháp giúp bạn quản trị vốn để thành công trong đầu tư chứng khoán, tránh được những rủi ro khi giao dịch.
Các bước phân bổ nguồn vốn hiệu quả
Để phân bổ nguồn vốn hiệu quả, các nhà đầu tư hãy tham khảo các bước sau đây:
- Bước 1: Kiểm soát nguồn thu nhập.
- Bước 2: Kiểm soát dòng tiền ra.
- Bước 3: Tạo báo cáo lưu chuyển dòng tiền.
- Bước 4: Phân tích dòng tiền.
- Bước 5: Kết hợp với bảng cân đối tài chính cá nhân của bạn để đưa ra khoản đầu tư hợp lý.
Xác định mục tiêu tài chính khi đầu tư vào thị trường chứng khoán
Khi tham gia đầu tư chứng khoán, tất cả các nhà đầu tư đều có một mục đích chung là kiếm tiền. Hầu hết những nhà đầu tư chuyên nghiệp đều coi đây là công việc toàn thời gian. Bên cạnh đó, cũng có một số người đầu tư vào thị trường chứng khoán chỉ để kiếm thêm thu nhập từ số tiền nhàn rỗi.
Một số người mong muốn kiếm tiền trong dài hạn, nhưng cũng có nhiều người muốn kiếm tiền trong ngắn hạn khi đầu tư vào thị trường chứng khoán này. Chính vì vậy để quản trị tốt nguồn vốn bạn cần xác định rõ mục tiêu tài chính khi đầu tư vào chứng khoán.
Xác định mục tiêu tài chính trước khi đầu tư
Thông thường những nhà đầu tư thường có mục đích kiếm tiền không giống nhau khi tham gia vào thị trường này. Gồm có những mục tiêu sau:
- Mục tiêu dài hạn: Là nhà đầu tư quyết định bỏ vốn ở hiện tại với mục đích thu lại lợi nhuận lâu dài trong tương lai, thường từ 5-10 năm hoặc có thể lâu hơn. Với mục đích đầu tư này bạn không bị hoảng sợ khi giá trị tài sản giảm xuống, hay bán ra chỉ vì thị trường xuống giá.
- Mục tiêu trung hạn: Là những những khoản tiền đầu tư từ 2-5 năm. Một số loại cổ phiếu như cổ phiếu bảo thủ hoặc cổ phiếu blue-chip sẽ phù hợp với mục tiêu đầu tư này.
- Mục tiêu ngắn hạn: Là những khoản đầu tư bỏ vốn dưới 2 năm hay thậm chí chỉ vài ngày. Mục tiêu này phù hợp cho các nhà đầu tư cần tích lũy tiền cho nhu cầu ngắn hạn.
Việc đầu tư với mục tiêu này giúp bạn thu hồi vốn và có lợi nhuận nhanh chóng. Song song với điều đó, các nhà đầu tư cũng gặp nhiều nguy cơ rủi ro tiềm ẩn. Chính vì vậy với mục tiêu này, đòi hỏi người đầu tư phải có kiến thức và kinh nghiệm dày dặn về lĩnh vực này.
Lợi ích của việc xác định mục tiêu khi đầu tư chứng khoán
Việc đặt ra mục tiêu tài chính cụ thể giúp nhà đầu tư chủ động trong quá trình đầu tư. Với mỗi một mục tiêu cụ thể, bạn sẽ có chiến lược và cách giao dịch riêng. Khi đã xác định rõ mục tiêu nhà đầu tư sẽ xây dựng và hoàn thiện chiến lược sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Xác định rõ mục tiêu tài chính khi đầu tư chứng khoán giúp tâm lý người đầu tư vững vàng hơn. Thị trường chứng khoán có thể biến động lên hoặc xuống trong khoản thời gian nhất định, nhưng sẽ tăng trưởng trong dài hạn.
Nếu đầu tư chứng khoán với mục tiêu ngắn hạn bạn sẽ bị ảnh hưởng và cảm thấy hoang mang khi thị trường có biến động xấu về loại cổ phiếu bạn đang nắm giữ và tìm cách thoát khỏi thị trường. Nhưng nếu đầu tư với mục tiêu lâu dài, bạn sẽ chờ đợi thị trường phục hồi và tiếp tục tăng trưởng để thu lại lợi nhuận trong tương lai.
Có thể thấy rằng, xác định mục tiêu là điều quan trọng khi tham gia vào thị trường chứng khoán và giúp nhà đầu tư phân bổ nguồn vốn hợp lý hơn. Bạn sẽ chủ động trong những kế hoạch và cách quản trị nguồn vốn của mình để đạt hiệu quả và đạt mục tiêu đặt ra khi tham gia vào thị trường này.
Qua đây có thể thấy rằng quản trị vốn trong đầu tư chứng khoán có vai trò vô cùng quan trọng đến sự thành công của nhà đầu tư. Không riêng thị trường chứng khoán, bất kể lĩnh vực đầu tư tài chính nào cũng cần đến kỹ năng này trước khi bắt đầu giao dịch giúp nhà đầu tư tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết sẽ giúp bạn trở thành chuyên gia trong chính lĩnh vực mà bạn đang quan tâm.
Trích nguồn: phantichchungkhoan.net
Đăng nhận xét